Nằm cách thành phố Phan Thiết gần 120km và mất khoảng 4 giờ di chuyển bằng tàu, đảo Phú Quý sở hữu làn nước biển xanh trong, bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp, bờ cát trắng trải dài với nhiều địa điểm đẹp như Hòn Đen, vịnh Triều Dương, Bãi Nhỏ – Gành Hang. Phú Quý còn có nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Đền thờ công chúa Bàn Tranh, Vạn An Thạnh – nơi lưu giữ bộ xương cá voi, chùa Linh Quang, chùa Linh Sơn, núi Cáo Cát, ngọn hải đăng. Đến với Phú Quý du khách còn có thể tham quan các bè nuôi hải sản gần bờ và thưởng thức những món ngon dân dã vùng biển như ốc vú nàng, tôm hùm, cá mú, cua huỳnh đế, cua mặt trăng.
Thời gian đi du lịch Phú Quý tốt nhất là từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 âm lịch, còn từ tháng 6 – 9, biển bắt đầu có gió và thời tiết khá thất thường. Cùng xem bộ ảnh du lịch Phú Quý tháng 3 của cậu bạn Tờ Rép nhé!
Đảo Phú Quý là một huyện đảo nhỏ thuộc tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km, có diện tích 16km2. Từ lâu, đảo Phú Quý đã trở nên quen thuộc với nhiều người với những cái tên: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu…
Du lịch đảo Phú Quý – Tất tần tật kinh nghiệm cần lưu
Tuy là hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện được cho thấy đảo đã được khai phá từ rất sớm. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau.
Thời gian nên đi du lịch Phú Quý
Theo lời chia sẻ từ những người dân địa phương thì nên đến đây vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 6, mà đẹp nhất là vào khoảng tháng 2, tháng 3. Thời gian này biển êm nên việc di chuyển bằng tàu để ra đảo cũng nhanh hơn và đỡ say sóng hơn.
Còn vào tầm từ tháng 7 trở đi thì bắt đầu đã có mưa, đôi khi còn ảnh hưởng bởi bão. Do đó, nếu chọn đi vào thời điểm này bạn nên nên theo dõi dự báo thời tiết để nắm tình hình.
Cách di chuyển khi du lịch Phú Quý
Từ Sài Gòn để đi đến Phú Quý bạn sẽ phải di chuyển đến TP. Phan Thiết trước. Sau đó ra Cảng Phan Thiết để đón tàu đi đảo Phú Quý.
Từ Sài Gòn đến Phan Thiết bạn có thể chọn di chuyển bằng xe khách như Phương Trang, Kumho Express, Mai Linh Express hoặc tàu lửa tuyến Sài Gòn – Phan Thiết.
Bạn có thể ra đảo Phú Qúy hãy liên hệ tàu cao tốc Phú Qúy Island chạy từ cảng Phan Thiết đến Phú Quý, thời gian 2h30 phut với giá vé 400.000 đồng/người/chiều. Tàu chạy rất êm và nhanh.
Với diện tích gần 16,4 km2, không còn cách nào tuyệt hơn để khám phá đảo là vi vu trên một chiếc xe máy. Giá thuê xe máy trên đảo từ 100.000 – 120.000 đồng/ ngày tùy vào chất lượng xe. Bạn có thể thuê xe ở bất cứ nhà nghỉ nào trên đảo cũng có dịch vụ này. Hòn đảo mang vẻ hoang sơ và chưa bị khai phá về du lịch là lợi thế thu hút khách du lịch.
Đảo Phú Quý sở hữu những bãi biển trong vắt, bãi cát dài mịn màng và nhiều rặng san hô màu sắc tuyệt đẹp
Vịnh Triều Dương: Là địa điểm quen thuộc với nhiều người dân địa phương và du khách gần xa, với bãi cát phẳng và rộng, trắng mịn, nước biển trong xanh, trên bờ có một rừng dương rợp bóng rất thích hợp cho du lịch dã ngoại.
Bãi Nhỏ – Gành Hang: Là một trong những bãi tắm đẹp của Phú Quý với hình lưỡi liềm được giới hạn bởi những mũi đá nhô ra biển. Bãi cát tuy nhỏ nhưng rất thoáng đãng và yên tĩnh. Nước biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, không khí trong lành, là nơi lý tưởng cho bất cứ du khách nào muốn hòa mình vào với thiên nhiên.
Chùa Linh Quang: Là di tích lịch sử cấp quốc gia tọa lạc trên một đồi cao tại thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh. Chùa được xây dựng vào thời Cảnh Hưng thứ 8 đến nay đã có hơn 250 tuổi. Hiện chùa còn lưu giữ các sắc phong của triều Nguyễn ban.
Vạn An Thạnh: Tọa lạc trên một bãi cát trắng sát cạnh bờ biển thuộc làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý. Hiện nay, tại Vạn An Thạnh còn lưu giữ gần 100 bộ xương cốt (gồm cá voi, rùa da). Có thể coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá voi.
Dinh mộ Thầy Nại: Được xây dựng từ thế kỷ 17, đây được xem là chỗ dựa tinh thần của cư dân vùng biển.
Ngọn Hải Đăng – Núi Cấm: Hải Đăng Phú Quý nằm trên ngọn núi Cấm với độ cao 108m so với mực nước biển, cách cảng 3km về phía Tây thuộc xã Ngũ Phụng. Trên đỉnh núi có ngọn đèn hải đăng thuộc loại lớn nhất Việt Nam.
Chùa Linh Sơn – Núi Cao Cát: Là một quần thể thắng cảnh đẹp của Phú Quý. Núi Cao Cát được dân đảo xem như ngọn núi thiêng, tọa lạc ở phía Bắc đảo, nơi đây có tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi được đặt trên đỉnh núi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt xuống cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo.
Chiêm ngưỡng “phong điện” khổng lồ: “Phong điện” là những chiếc quạt gió được xây dựng để tạo ra nguồn điện phục vụ cho người dân trên đảo. Trên đảo hiện có 3 cây quạt gió, được biết mỗi cây có chiều cao là 60m, và chiều dài của cánh quạt là 37m. Từ trên ngọn hải đăng và đỉnh núi chùa Linh Sơn bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chiếc quạt gió khổng lồ này. Đặc biệt, đường ra tham quan những cây quạt gió này rất đẹp, một bên là biển, một bên là những hàng dương trồng dọc hai bên đường đi trông rất đẹp mắt.
Ăn gì khi đến đảo?
Ra đến biển đảo thì món ăn nổi tiếng không ai có thể bỏ qua đó chính là hải sản. Hải Sản ở đảo Phú Quý có món cua mặt trăng nổi tiếng, loại cua này rất ngon và có thịt thơm đặc biệt là vào kỳ trăng mọc, thưởng thức với muối tiêu chanh. Một số món ngon nhất định phải thử là cua mặt trăng, cua huỳnh đế, cá mú bông, cá mú đỏ, gỏi ốc,… Vào buổi trưa ra cảng mua hải sản và nhờ người dân chế biến rất ngon và rẻ. Hoặc các bạn có thể ăn hải sản ở nhà bè vì hải sản ở đây có đầy đủ mà đều tươi sống. Một số nhà bè bạn có thể tham khảo: nhà bè Hải Thắm, Sang, Hải Thiện…