Tin tức

Cùng tàu Phú Quý Island du ngoạn Lễ hội Làng Chài ở Phú Quý

Nằm cách đất liền gần 60 hải lý, với đặc điểm có nhiều luồng dân cư đến đảo và sinh sống từ lâu đời, Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) hiện có đến gần 30 di tích văn hóa thuộc nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau.
14/12/2022 311 lượt xem

Đã hàng trăm năm nay, trong tâm thức người dân đảo này, các Lễ hội làng chài luôn gắn liền với  biển, với việc tưởng nhớ công ơn tiền nhân.

ĐẶC SẮC LỄ HỘI LÀNG CHÀI ĐẢO PHÚ QUÝ (BÌNH THUẬN)Ngư dân thành kính cúng ở Đền Bà Chúa Ngọc (Thiên Y A Na)

Một lễ hội lớn là Lễ kỵ Bà Chúa Bàn Tranh diễn ra vào mùng Ba Tết âm lịch hàng năm  tại đền thờ công chúa Bàn Tranh, hay còn gọi là đền thờ Bà Chúa Xứ, nay tọa lạc tại xã Long Hải, đảo Phú Quý . Tương truyền, công chúa Bàn Tranh  là con vua Chiêm Thành, vì không nghe lời vua cha nên bị kết tội phản nghịch và bị lưu đày ra hoang đảo . Vượt qua những thử thách nghiệt ngã, công chúa  đã cùng đoàn tùy tùng  khai khẩn đất hoang, trồng hoa màu rồi đánh bắt cá tôm để sống. Bà đã quy tụ nhân dân hình thành xóm làng trên đảo Phú Quý, dạy dân nghề, giúp dân an cư lạc nghiệp.

Tưởng nhớ công lao người khai hoang mở cõi, từ thế kỷ XV, đã có một ngôi đền thờ cổ được cư dân trên đảo dựng lên để thờ Bà . Sau nhiều lần trùng tu, năm 2015, ngôi đền đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia .

Gắn liền với truyền thuyết về Công chúa Bàn Tranh là câu chuyện về ngôi đền thầy Sài Nại ở thôn Đông Hải, xã Long Hải, huyện Phú Quý, được  xây vào năm 1665.Tương truyền, ông là một thương gia lại giỏi nghề địa lý và nghề thuốc. Trên đường hải hành, một lần thầy Sài Nại ghé qua đảo này,  gặp công chúa Bàn Tranh, chuyện trò tâm đắc, bèn kết nghĩa chị em vì bà chúa lớn hơn thầy hai tuổi. Thầy luôn tận tình giúp đỡ bà con, lại giỏi nghề thuốc trị bệnh cứu người nên sau đó, khi thầy mất cũng được táng  tại đảo trong một trong ngôi mộ xây bên bờ biển. Mộ làm bằng đá gành, dáng tròn theo phong tục người Chăm, đến nay vẫn được chăm sóc, hương khói hàng ngày.

Ghi công Công chúa Bàn Tranh và thầy Sài Nại, triều đình nhà Nguyễn đã có 13 sắc phong cho hai vị này, gọi chung là sắc Thầy Chúa. Hiện các sắc phong này vẫn được người dân trân trọng lưu giữ.

Lâu nay, việc thờ phụng, cúng tế công chúa Bàn Tranh và Thầy Sài Nại  là trách nhiệm chung của người dân trên đảo.  Mỗi làng được giao trông coi đền thờ, lưu giữ sắc phong và cúng tế Bà Chúa và Thầy Sài Nại trong một năm và sau đó tổ chức lễ rước sắc luân chuyển qua làng khác vào hai ngày mùng ba và mùng bốn Tết âm lịch, còn gọi là"lễ rước sắc Thầy Chúa ".Đây là nét mới lạ, độc đáo và riêng biệt chỉ có trên đảo Phú Quý mà ít khi thấy ở những nơi khác.

Song, lễ hội phổ biến nhất ở đảo Phú Quý chính là Lễ hội cầu ngư gắn liền với Tục cúng Cá Voi, mà ngư dân còn gọi là Cá Ông hoặc gọi cách tôn kính là Thần Nam Hải.Trên huyện đảo này, hiện có đến 9 lăng thờ .Theo các nhà nghiên cứu, đây là Huyện đảo có mật độ lăng thờ Cá Ông cao nhất nước ta .

ĐẶC SẮC LỄ HỘI LÀNG CHÀI ĐẢO PHÚ QUÝ (BÌNH THUẬN)Lễ hội cầu ngư đầu năm được xem là một lễ hội truyền thống của ngư dân Phú Quý ( còn được gọi là lễ tế xuân), cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, ngư dân đánh bắt được mùa. Trong nghi lễ, chủ tế sẽ thực hiện các nghi lễ cúng cá Ông; đọc văn tế mời gọi các vị thần biển về an vị, tiếp đến là đội múa lân biểu diễn chào mừng lễ hội chúc mừng một năm đánh bắt gặp nhiều thắng lợi

Trong 9 lăng thờ đó, tiêu biểu nhất là Lăng Vạn An Thạnh, được tạo dựng vào năm Tân Sửu (1781) là di tích kiến trúc tôn giáo liên quan đến tín ngưỡng ngư nghiệp đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Hiện nay,Vạn lưu giữ gần 100 bộ hài cốt cá ông, rùa biển đủ niên đại, kích cỡ, trong đó có bộ xương cá Ông  dài hơn 17 mét, nên được coi một Bảo tàng văn hóa biển có bộ sưu tập phong phú, rất giá trị trong việc nghiên cứu sinh vật biển đối với các nhà hải dương học. Hàng năm, ngư dân trên đảo vẫn có lễ cầu ngư, gắn liền với lễ kỳ an, với những nghi thức kính cẩn bày tỏ lòng  tôn thờ Cá Ông và các bậc Tiền Hiền, Hậu hiền khai hoang mở đất, thể hiện một nét văn hóa biển đặc sắc.

ĐẶC SẮC LỄ HỘI LÀNG CHÀI ĐẢO PHÚ QUÝ (BÌNH THUẬN)Những lễ hội làng biển bao giờ cũng thu hút đông đảo ngư dân tham gia

Ngày nay, những chuyến tàu đưa du khách đến với Phú Quý ngày càng nhiều. Chỉ mong, khách đến đây không phải chỉ để chek- in, chụp hình sống ảo. Hãy để dành thời gian tìm hiểu, lắng tâm hồn nghe trong tiếng sóng vỗ, trong làn hơi gió biển mặn mòi những lời thì thầm của tiền nhân qua từng nét đẹp lễ hội văn hóa  biển, dặn chúng ta sống có nhân có nghĩa, tôn trọng tiền nhân và yêu quý thiên nhiên…

Bạn có thể ra đảo Phú Qúy để du ngoạn những lễ hội hãy liên hệ tàu cao tốc Phú Qúy Island chạy từ cảng Phan Thiết đến Phú Quý, thời gian 2h30 phut với giá vé 400.000 đồng/người/chiều. Tàu chạy rất êm và nhanh. Đặc biệt tàu có nhiều ưu điểm tốt hơn so với những tàu khác la: 1. tàu vỏ thép an toàn cao, 2.tàu chạy êm không say tàu, 3. có giường nằm, 4. nội thất đẹp, 5.nhân viên nhiệc tình chu đáo, 6. đặc biệc có nhà nghỉ qua đêm miễn phí.

Trẻ em từ 12 tuổi trở xuông đi chung gia đình được miễn vé

  • Qúy khách có nhu cầu du lịch Đảo Phú Qúy hãy liên hệ với chúng tôi: 

    TÀU CAO TỐC PHÚ QUÝ ISLAND
     ✅ Facebook: Tau Phu Quy Island ✅ Website: 🌐 pkdphuquy@gmail.com. ✅Phòng vé Phan Thiết: ☎️ 0793497799 - 0792892299. Đ/c: 165 Võ Thị Sáu - P Hưng Long -TP Phan Thiết ( gần cảng Thương Chánh ) ✅Phòng vé Phú Quý. ☎️ 0799847799 Đ/c: 17 Ngô Quyền - Tam Thanh - Phú Quý ✅Hoặc tư vấn riêng ☎️ 0908335454 ( gặp anh Phắng )

 

X

Đặt vé

Top